Lễ cúng tạ đất đầu năm mới được coi là một nghi lễ khá quan trọng và cần thiết trong mỗi gia đình. Vậy có chắc rằng bạn đã hiểu đúng ý nghĩa của nghi lễ cúng tạ đất này. Cần chuẩn bị những gì cho buổi lễ cúng tạ đất đầu năm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin này ngay sau đây, để hiểu rõ hơn về nghi lễ cúng tạ đất đầu năm này nhé.
Lễ cúng tạ đất là gì?
Đây là một nghi lễ mà đã trở thành một tục lệ lâu đời của cha ông ta. Nghi lễ được tổ chức nhằm tạ ơn những vị thần linh. Những vị thần cai quản đất đai nơi gia chủ sinh sống. Và cũng là để cầu mong một năm mới được các vị thần linh phù hộ độ trì cho một năm may mắn.
Theo quan điểm tín ngưỡng của người Châu Á, Thần Thổ Công (hay chúng ta hay còn gọi là Thổ Địa hoặc Thổ Thần) sẽ cai quản một vùng đất nào đó. Mỗi vùng, mỗi miền sẽ có một vị Thổ Công cai quản ở đó. Mỗi khi muốn làm một việc gì đụng chạm đến đất đai. Thì chúng ta đều phải xin phép vị thần Thổ Công này. Bởi Thần Thổ Công sẽ bảo vệ nơi chúng ta sinh sống suốt đời. Và đây cũng là vị thần rất quan trọng trong mỗi gia đình người Việt.
Với tầm quan trọng của vị thần Thổ Công như vậy, chắc chắn không một gia đình nào muốn bỏ qua nghi lễ cúng tạ đất này cả. Nó sẽ như một lời cảm tạ đến thần Thổ Công một năm qua đã giúp đỡ và che chở cho gia đình bạn. Và cũng là một lời thỉnh cầu một năm mới lại được thần Thổ Công phù hộ độ trì và che chở.
Ý nghĩa của lễ cúng tạ đất
Lễ cúng tạ đất mang ý nghĩa tạ ơn đến một vị thần quan trọng nhất trong gia đình mỗi người Việt Nam. Đó chính là thần Thổ Công. Đó cũng là lí do vì sao mà bán hương của thần Thổ Công lại được đặt ở giữa ban thờ.
Thần Thổ Công chính là vị thần sẽ che chở và bảo vệ cho cả gia đình chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta chuẩn bị làm việc quan trọng. Những việc gì có liên quan, đụng chạm đến đất cát thì đều phải xin phép thần Thổ Công. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đây là câu nói mà cha ông ta đã truyền đạt lại từ nhiều đời nay. Vì vậy, tuyệt đối không được bỏ qua buổi lễ tạ đất trong năm mới, cũng như kết thúc năm cũ. Bạn sẽ được phù hộ cho một năm mới may mắn, mưa thuận gió hòa, tài lộc vào nhà.
Lễ cúng tạ đất đầu năm gồm những gì?
Để có một buổi lễ cúng tạ đất hoàn hảo và tốt đẹp. Gia chủ nên lên kế hoạch từ trước để chuẩn bị lễ vật. Tránh trường hợp đến ngày làm lễ cúng mới nghĩ xem mua gì. Rất dễ xảy ra tình trạng thiếu xót.
Một số lễ vật cần thiết để nghi lễ được diễn ra tốt đẹp sẽ bao gồm những lễ vật thiết yếu. Đó là trái cây, hoa quả, trầu cau, bánh kẹo, rượu chè, muối, nước lọc, nhang, giấy cúng. Ngoài ra có thêm một số đồ lễ mặn như gà luộc, heo quay, xôi chè, bánh bao… Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình khác nhau mà chọn lựa thêm những lễ vật khác nhau. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính dâng lên thần linh.
Về phần lễ mặn cúng tạ đất sẽ có gà luộc nguyên con là không thể thiếu. Nếu được có thể thêm một cái chân giò lợn luộc. Nên chọn chân trước của con lợn. Nửa lít rượu cùng với ba chén rượu. Mười lon bia, sáu lon nước ngọt. Bia hay nước ngọt hãng nào cũng được, tùy thuộc điều kiện của mỗi gia đình. Cần có cả thuốc lá, chè và bánh kẹo. Gia chủ cũng cần chuẩn bị sẵn đèn thờ và vàng mã. Một bộ vàng mã cúng Thổ Công sẽ bao gồm phần giấy cúng và bộ ngũ phương và bộ thần linh.
Lễ vật cúng tạ đất đối với người theo đạo Phật
Đối với những người, những gia đình theo đạo Phật. Thì đa phần nhà chùa sẽ không khuyến khích gia chủ làm một lễ cúng quá linh đình. Những người theo đạo Phật sẽ ưa chuộng sự yên tĩnh và thanh tịnh. Họ sẽ thường làm những lễ vật là đồ chay, kèm theo đó là hoa quả, trái cây.
Ngoài ra, việc cúng lễ tạ đất đối với những gia đình theo đạo Phật cũng sẽ lâu hơn. Bạn sẽ cần khoảng thời gian tĩnh lặng để đọc kinh. Đọc kinh để cầu mong thần linh nghe được những lời thỉnh cầu để phù hộ cho toàn thể gia đình của gia chủ. Và quan trọng nhất, tâm hồn của gia chủ cũng phải là một người thanh tao. Sống hướng thiện thì mới mong có được sự may mắn, phù hộ từ thần linh.
Ngoài ra thì một lưu ý nữa là. Những người theo đạo Phật sẽ không khuyến khích cúng vàng mã. Lòng thành là từ trong tâm. Nếu người làm lễ cúng không có tâm, không có lòng thành. Thì cho dù có đốt bao nhiêu vàng mã đi nữa thì thần linh cũng khó lòng mà phù hộ được.
Kết luận
Lễ cúng tạ đất đầu năm là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam chúng ta. Nó cũng thể hiện truyền thống lâu đời của cha ông ta để lại cho con cháu sau này gìn giữ. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đây là câu nói mà cha ông ta đã truyền lại cho con cháu từ hàng ngàn đời nay. Vì vậy, hãy luôn ghi nhớ và thực hiện điều đó. Những việc cần làm để tỏ lành thành đến ông cha ta và những vị thần linh. Việc làm những lệ tạ đất như vậy sẽ giúp cho gia chủ có một năm may mắn, làm ăn phát đạt hơn.
Đến đây, mong rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ phần nào giúp ích được cho các bạn trong dịp đầu năm mới. Hy vọng các bạn sẽ chuẩn bị được một buổi lễ tạ đất hoàn hảo nhất trong dịp năm mới Canh Tý 2020 sắp tới.
Gia Kiệt chuyên nghiên cứu và phân tích đánh giá các yếu tố như hướng nhà, hình dạng nhà, màu sắc, ánh sáng, và vị trí của các vật trang trí. Dựa trên những phân tích này, Gia Kiệt sẽ đưa ra các khuyến nghị như điều chỉnh bố trí nội thất, sử dụng màu sắc phù hợp, thay đổi hướng đặt đồ đạc, hoặc sử dụng các vật trang trí đặc biệt để cân bằng và tối ưu theo yếu tố tâm linh. Ngoài ra, việc tìm hiểu ý nghĩa giấc mơ và điềm báo từ hiện tượng đời sống cũng là một trong những công việc hiện tại của Kiệt.