Ngày rằm tháng giêng sắp tới có thể sẽ khiến nhiều bạn lo lắng không biết cúng sao cho tốt, cho nhiều tài lộc, may mắn. Cúng rằm tháng giêng gồm những lễ vật gì, giờ nào tốt? Nghi lễ, các bước cúng rằm tháng giêng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn mọi thông tin chi tiết về cúng rằm tháng giêng.
Các bước cúng rằm tháng Giêng
Để cúng rằm tháng giêng đúng cách, bạn cần thực hiện lần lượt các bước sau. Đầu tiên, bạn cần đi lễ chùa vào buổi tối ngày mười bốn âm lịch. Tại chùa, bạn sẽ thắp hương và dâng mâm hoa quả để cúng rằm tháng Giêng. Tiếp theo, bạn cúng rằm tháng Giêng tại nhà vào ngày mười lăm âm lịch. Sau đó, bạn cần chuẩn bị các mâm cúng rằm tháng Giêng ngoài trời và cả trong nhà.
Bước cuối cùng bạn cần làm là đọc bài khấn cúng rằm tháng Giêng ở trong nhà, rồi sau đó lại ra ngoài trời khấn tiếp. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn đang vướng hạn, tốt nhất hãy mời thầy về nhà làm lễ cúng rằm tháng Giêng đồng thời giải hạn.
Cúng rằm tháng giêng gồm những lễ vật gì?
Cúng rằm tháng giêng là một nghi lễ quan trọng nên lễ vật cũng cần phải chu toàn. Chi tiết các mâm lễ cúng rằm như sau:
Mâm lễ cúng Phật
Mâm lễ cúng Phật không cần làm quá cầu kỳ nhưng bắt buộc phải là mâm lễ chay. Cả gia đình cần ăn chay để cùng cầu ước may mắn, giải hạn cho cả năm. Với mâm lễ cúng Phật, người ta thường chuẩn bị hoa quả, xôi, chè, các món đậu hay canh không nhiều hương liệu. Ngoài ra, ở nhiều gia đình mâm lễ này còn có thêm món bánh trôi nước. Đây là món ăn mang ý nghĩa cầu mọi việc thông hành, trôi chảy trong cả năm, hạnh phúc tròn đầy.
Nếu như có thể tự làm một mâm cỗ chay thì vô cùng tốt. Nhưng nếu không thể, bạn cũng có thể đặt nó ở bất cứ đâu. Một mâm cỗ chay thường có từ mười đến hai mươi lăm món khác nhau. Điểm đặc biệt của mâm cỗ là phải có đủ các màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Theo đó, màu đỏ tượng trưng cho hỏa. Màu xanh của mộc, đen của thổ, trắng của thủy và vàng của kim. Thêm vào đó, ăn chay cũng là một cách hướng tới sự thanh thản và cân bằng trong tâm hồn.
Mâm lễ cúng gia tiên
Mâm lễ cúng gia tiên ngày rằm tháng giêng thường là mâm cỗ mặn, gồm mười món. Trong đó có bốn bát và sáu đĩa. Bốn bát bao gồm canh ninh măng, canh bóng, canh miến và canh mọc. Các bát này không cần phải to mà chỉ cần nhỏ vừa phải là được. Sáu đĩa thường bao gồm thịt gà hoặc thịt lợn luộc, giò, đĩa xào, dưa muối, xôi hoặc bánh chưng và nước chấm.
Mâm lễ cúng gia tiên không nhất thiết phải y hệt các món như trên. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo mâm lễ này có đầy đủ vị từ chua, cay, mặn, ngọt. Vị mặn ở nước chấm, vị cay ở ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt ở bánh. Các vị này tượng trưng cho sự cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những điều xui xẻo của gia chủ.
Bài khấn ngày Rằm tháng Giêng
Sau khi đã chuẩn bị các mâm lễ đầy đủ, bạn không thể thiếu các bài khấn thành tâm tương ứng. Dưới đây là hai bài khấn thường được các gia đình Việt Nam ta dùng hiện nay:
Bài khấn trong nhà
“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
cCon kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam mô A Di Đà Phật (3 lần và vái 3 vái).”
Bài khấn ngoài trời
“Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý
Tín chủ (chúng) con là: ………………….
Ngụ tại: ………………………………………..
Chúng con thành tâm có lời kính mời:
Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân
Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân
Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân
Văn Xương Văn Khúc tinh quân
Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn
La Hầu, Kế Đô tinh quân
Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời xán lạn.
Chiếu thắp cõi trần.
Xin các tinh quân.
Lưu ân lưu phúc.
Lễ tuy mọn bạc.
Lòng thành có dư.
Mệnh vị an cư.
Thân cung khang thái.
Phục duy cẩn cáo!
Bài Văn Khấn thổ công
Nam mô A Di Đà Phật!
nNam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)”
Bài khấn ngoài trời thứ hai
“Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
cCon kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
cCon kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
cCon kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
nNam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)”
Cúng rằm tháng giêng gồm những lễ vật gì, giờ nào tốt?
Cúng Rằm tháng Giêng giờ nào tốt?
Theo quan điểm của người xưa, cúng rằm tháng giêng vào chính rằm là tốt nhất. Nghĩa là bạn thực hiện nghi lễ cúng vào giờ ngọ (từ 11 giờ trưa đến 13h chiều). Đây là giờ thần Phật giáng thế chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ. Nếu không thu xếp được vào giờ này, bạn có thể cúng rằm vào các khung giờ Thìn (7 giờ đến 9 giờ) hoặc Mùi (13 giờ đến 15 giờ).
Bạn cũng có thể cúng rằm vào ngày mười bốn. Nếu cúng vào ngày này thì có các giờ đẹp là Thìn (7 giờ đến 9 giờ), Tị (9 giờ đến 11 giờ), Thân (15 giờ đến 17 giờ) hoặc Dậu (17 giờ đến 19 giờ).
Cúng Rằm tháng Giêng 2020 ngày nào tốt?
Rằm tháng giêng năm nay sẽ vào ngày mùng tám tháng hai dương lịch. Đây là ngày Tân Tị, là ngày Hoàng đạo, ngũ hành Kim. Theo đó, bạn có thể tiến hành cúng vào đúng ngày này là tốt nhất. Đây cũng là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, là lúc Đức Phật giáng lâm để độ trì chúng sinh. Còn nếu quá bận rộn, bạn cũng có thể cúng rằm tháng giêng vào ngày mùng bảy (ngày mười bốn âm).
Trên đây là các thông tin về ngày, giờ cúng rằm tháng giêng tốt nhất. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp cho bạn đầy đủ các bước, những lễ vật và văn khấn cúng rằm. Chúc các bạn có được một ngày rằm thành công, đem lại tài lộc và may mắn cho cả năm.
Gia Kiệt chuyên nghiên cứu và phân tích đánh giá các yếu tố như hướng nhà, hình dạng nhà, màu sắc, ánh sáng, và vị trí của các vật trang trí. Dựa trên những phân tích này, Gia Kiệt sẽ đưa ra các khuyến nghị như điều chỉnh bố trí nội thất, sử dụng màu sắc phù hợp, thay đổi hướng đặt đồ đạc, hoặc sử dụng các vật trang trí đặc biệt để cân bằng và tối ưu theo yếu tố tâm linh. Ngoài ra, việc tìm hiểu ý nghĩa giấc mơ và điềm báo từ hiện tượng đời sống cũng là một trong những công việc hiện tại của Kiệt.