Mùng 1 Tết hàng năm luôn là một dịp quan trọng trong năm đối với mọi gia đình Việt Nam. Vậy mùng 1 Tết chúng ta có nên đi chùa hay không? Hay nên làm gì vào ngày mùng 1 Tết hàng năm để cả năm được may mắn và tài lộc. Có cần kiêng kị làm việc gì vào ngày mùng 1 Tết đầu năm mới hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán tại Việt Nam
Tết Nguyên Đán là một dịp đại lễ của toàn thể dân tộc Việt Nam chúng ta. Đây là dịp để toàn thể người dân Việt Nam đón chào năm mới. Và cũng là dịp để chúng ta tổng kết lại năm cũ và chia tay chúng. Và để khởi đầu một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý thì ngày mùng 1 Tết cũng là một thời điểm quan trọng. Chúng sẽ mang rất nhiều ý nghĩa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, theo quan niệm của cha ông ta thì Tết Nguyên Đán chính là thời điểm mà trời đất giao thoa. Là thời điểm mà thần linh và con người hòa hợp làm một. Chính vì vậy, mọi người luôn tin rằng đây chính là thời khắc mà thần linh có thể nghe thấy lời thỉnh cầu của con người.
Và một ý nghĩa vô cùng lớn lao nữa mà ngày Tết Nguyên Đán mang đến cho mỗi gia đình Việt Nam chúng ta. Đó chính là thời gian để mọi thành viên trong gia đình có dịp quây quần và đoàn tụ bên mâm cơm gia đình. Cũng là thời khắc để tất cả mọi người nhớ về cội nguồn của mình. Là lúc để bày tỏ sự biết ơn đến công lao sinh thành của cha ông ta.
Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2020
Hàng năm, Tết Nguyên Đán luôn là dịp mà mọi người rất mong ngóng, nhất là đối với những người con làm việc xa xứ. Đây sẽ là một trong số ít những dịp mà họ có cơ hội nghỉ ngơi và trở về nhà. Quây quần bên mâm cơm gia đình, với những người thân yêu nhất. Cùng nhau chia sẻ buồn vui của một năm trôi qua.
Chính vì lẽ đó, mà lịch nghỉ Tết Nguyên Đán hàng năm đều rất được các cơ quan chức năng nghiên cứu và thông báo rất sớm đến người dân. Để họ có thể có kế hoạch phù hợp nhất cho việc đón Tết Nguyên Đán. Và lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm Canh Tý 2020 sẽ là bảy ngày. Lịch nghỉ này sẽ dành cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, công nhân viên chức. Thời gian nghỉ sẽ bắt đầu từ 23/01/2020 cho đến hết ngày 29/01/2020.
Những tục lệ quan trọng dịp Tết Nguyên Đán
Có những phong tục tập quán từ hàng ngàn năm nay gắn với dịp Tết Nguyên Đán. Đây chính là di sản, là những nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta. Vì vậy, với cương vị là người con đất Việt. Việc của chúng ta là cần gìn giũ, bảo vệ và phát huy những tục lệ này trong dịp Tết Nguyên Đán.
Cúng đêm giao thừa
Đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng trong dịp năm mới. Đây chính là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Và cũng là thời khắc mà trời đất giao thoa, âm dương hòa quyện lại làm một. Mọi sự sống của vạn vật sẽ được bừng sáng. Sức sống được trỗi dậy một cách mãnh liệt nhất vào thời khắc giao thừa này. Và đây cũng chính là thời khắc để chúng ta nói lời tạm biệt với năm cũ. Và sẵn sàng đón chào những điều tuyệt vời hơn vào năm mới.
Chính vì lẽ đó, mà việc làm lễ cúng vào đêm giao thừa là rất quan trọng. Tất cả mọi gia đình Việt Nam đều cần làm những mâm lễ cúng vào dịp đêm giao thừa này. Việc chuẩn bị những mâm lễ cúng vào đêm giao thừa chính là thay cho lời cảm tạ các vị thần linh, ông cha ta một năm qua. Đã luôn che chở, bảo vệ và phù hộ cho bản thân chúng ta và toàn thể gia đình của chúng ta. Ngoài ra, thì việc cúng lễ đêm giao thừa cũng là dịp để cầu xin thần linh, cha ông ta phù hộ độ trị cho chúng ta có một năm mới gặp thật nhiều may mắn và thành công.
Đi lễ chùa đầu năm
Một thói quen, một phong tục đã thấm nhuần vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Việc đi lễ chùa đầu năm cũng chính là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam mà tất cả chúng ta nên bảo vệ và gìn giữ. Đi chùa ngày đầu năm mới để cầu bình an, may mắn cho một năm sắp tới. Và đây cũng là dịp để chúng ta hòa mình vào những không gian linh thiêng của những ngôi chùa cổ kính. Nơi mà chúng ta có thể thả lỏng tâm trí nhất để. Và là nơi để đầu óc chúng ta có thể thanh thản nhất sau những ngày tháng vật lộn ngoài xã hội rắc rối để mưu sinh. Vì vậy, việc đi lễ chùa vào ngày đầu năm mới Tết Nguyên Đán là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và gìn giữ.
Mừng tuổi
Thói quen mừng tuổi (hay còn gọi là lì xì) đầu năm đã trở thành một nét đẹp mỗi dịp xuân sang. Đây là việc mọi người trao những phong bao lì xì có chứa tiền cho nhau. Để chúc cho nhau bình an, may mắn. Mừng tuổi những người lớn tuổi với ý nghĩa chúc sức khỏe, vạn sự như ý. Lì xì cho trẻ nhỏ để chúc hay ăn chóng lớn, may mắn và hạnh phúc.
Việc mừng tuổi đầu năm mới thật sự là một nét văn hóa rất đẹp của dân tộc. Ngoài ý nghĩa chúc nhau may mắn, vạn sự như ý trong năm mới. Thì việc mừng tuổi cũng là để xua đi những điều không may xung quanh chúng ta. Người cao tuổi thì sẽ trường thọ, sống lâu trăm tuổi. Còn đối với trẻ nhỏ thì luôn khỏe mạnh, thông minh và học hành ngày càng giỏi giang hơn.
Tặng quà năm mới
Việc tặng quà người thân, hoặc những người quan trọng vào dịp năm mới cũng là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Bởi trong năm, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian gặp gỡ, tâm sự cùng nhau. Vì vậy, dịp Tết Nguyên Đán chính là dịp chúng ta có cơ hội ngồi tâm sự cùng nhau. Kể cho nhau nghe những câu chuyện buồn vui trong năm cũ. Và món quà cũng sẽ là lời chúc cho nhau một năm mới may mắn, an khang thịnh vượng.
Đối với các cơ quan đoàn thể, thì việc tặng quà nhân dịp năm mới là vô cùng cần thiết. Bởi đây sẽ là dịp tri ân khách hàng, hoặc những đối tác làm việc lâu năm của công ty. Và hơn thế nữa, đây còn là dịp để giúp công ty quảng bá thương hiệu rất tốt. Để nhiều người hơn nữa biết đến thương hiệu của công ty, tăng độ uy tín và tin tưởng của khách hàng.
Những điều nên kiêng kị khi đi chùa ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán
Không nên đi lại khệnh khạng trong chùa
Việc đi khệnh khạng trong chùa, không chào hỏi các sư thầy là điều không nên làm. Nhất là vào dịp lễ chùa đầu năm mới. Khi đến lễ chùa đầu năm nên tỏ thành ý với nhà chùa. Hãy thể hiện là một người văn minh, lịch sự và có tâm khi đi lễ chùa đầu năm.
Không nên ăn mặc quá xuề xòa
Việc ăn mặc khi đi lễ chùa luôn được mọi người hết sức chú ý. Mọi người luôn nhắc nhở nhau ăn mặc giản dị, sạch sẽ khi đi chùa. Tuy nhiên, việc này khác với việc ăn mặc xuề xòa. Ăn mặc quá xuề xòa hoặc phản cảm sẽ là điều không nên. Chùa là nơi linh thiêng, hãy thể hiện là một người văn minh. Việc ăn mặc xuề xòa, phản cảm cũng là điều phạm giới uế tạp Phật đường. Sẽ được coi đây là một việc làm bất kính. Vì vậy, các bạn hãy hết sức chú ý về trang phục khi đi lễ chùa đầu năm.
Không đi giày dép vào Phật đường
Phật đường là nơi tôn nghiêm, thanh tịnh. Vì vậy, sẽ không được có bất kì điều gì làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm đó. Đa phần mọi ngôi chùa đều sẽ hướng dẫn mọi người để giày dép ở ngoài. Tuyệt đối không mang giày dép vào Phật đường.
Không mang nhiều đồ vào bái Phật
Nếu đã lỡ mang theo nhiều đồ đạc. Bạn nên gửi hoặc nhờ ai đó cầm hộ ở bên ngoài. Tuyệt đối không nên mang quá nhiều đồ vào bái Phật. Như vậy sẽ làm cho mọi công quả tu dưỡng của bạn tiêu tan.
Không đi cửa chính giữa vào chùa
Có thể sẽ rất nhiều người mắc phải lỗi này. Bởi không phải ai cũng biết về điều này. Trong quan niệm của nhà Phật, bạn phải đi cửa bên để vào chùa. Tuyệt đối không được đi cửa chính. Điều này để thể hiện sự kính trọng đối với nhà chùa. Bởi theo quan niệm của nhà Phật, cửa chính sẽ chỉ dành cho đức Phật và Ngọc đế.
Không nên đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường
Vị trí chính giữa Phật đường sẽ luôn dành cho những người quan trọng trong chùa. Đó sẽ là vị trí dành cho trụ trì của chùa. Vì vậy, bạn hãy lưu ý điều này. Khi lễ Phật, hãy đứng hoặc quỳ chếch sang bên một chút nhé.
Hạn chế thắp hương bên trong chùa
Hiện nay, có một số chùa đã không cho Phật tử được thắp hương bên trong chùa. Đa phần mọi người sẽ phải thắp hương từ bên ngoài cửa chùa. Việc thắp hương bên trong chùa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến pháp khí và tượng Phật của chùa. Chưa kể, việc thắp hương trong chùa sẽ rất dễ gây ra nhiều sự cố liên quan đến hỏa hoạn.
Không tùy tiện đặt lễ mặn ở khu vực chính diện
Đây được coi là một trong những điều bạn nên tuyệt đối tuân thủ. Bởi nó chính là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa. Vị trí trung tâm, hay còn gọi là chính điện chỉ được dâng lễ chay.
Không tự ý sử dụng hoặc mang đồ nhà chùa về nhà
Tuyệt đối không được mang đồ dùng của nhà chùa về nhà. Đây là điều kiêng kị khi đi lễ chùa. Việc thành tâm dâng lễ rất quan trọng. Lễ to hay nhỏ tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi người. Tuy nhiên, nếu có hành động sử dụng hoặc mang đồ ở chùa về thì sẽ gánh nghiệp, quả báo rất nặng. Vì vậy, tuyệt đối không được tự ý mang đồ của chùa về nhà.
Không gây ồn ào
Chùa là nơi linh thiêng, vì vậy khi đến lễ chùa. Bạn cần tỏ lòng thành kính và tôn trọng. Không được nói chuyện, bình phẩm hoặc gây ồn ào trong chùa.
Không nên đi lại bất kính ở quanh tượng Phật
Có thể nhiều người không biết về việc này. Tuy nhiên, theo quan niệm của nhà Phật, bạn không nên đi lại bất kính ở quanh tượng Phật. Hãy tỏ lòng thành kính để được hưởng những điều phúc đức mà Phật ban tặng.
Không nên chụp ảnh
Đây cũng là một trong số những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa. Vì vậy, việc chụp ảnh tại chùa là không được phép. Hãy thể hiện mình là một người tôn nghiêm, lịch sự và văn minh khi đi lễ chùa nhé.
Không nên sắm sửa nhiều vàng mã khi đến chùa
Hiện nay, nhiều nhà chùa đã không còn cho mọi người đốt vàng mã tại chùa nữa. Bởi sẽ làm ô nhiễm không khí ở chùa. Gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, thanh tịnh của chùa. Vì vậy, bạn hãy hạn chế mang quá nhiều vàng mã đến chùa. Chỉ nên đặt vàng mã, tiền âm phủ ở những ban thờ phù hợp.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ của chúng tôi về những điều cần kiêng kị khi đi lễ chùa vào mùng 1 Tết đầu năm. Rất mong những thông tin này sẽ phần nào giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc lễ chùa vào dịp Tết đầu năm mới.
Gia Kiệt chuyên nghiên cứu và phân tích đánh giá các yếu tố như hướng nhà, hình dạng nhà, màu sắc, ánh sáng, và vị trí của các vật trang trí. Dựa trên những phân tích này, Gia Kiệt sẽ đưa ra các khuyến nghị như điều chỉnh bố trí nội thất, sử dụng màu sắc phù hợp, thay đổi hướng đặt đồ đạc, hoặc sử dụng các vật trang trí đặc biệt để cân bằng và tối ưu theo yếu tố tâm linh. Ngoài ra, việc tìm hiểu ý nghĩa giấc mơ và điềm báo từ hiện tượng đời sống cũng là một trong những công việc hiện tại của Kiệt.