Việc chuẩn bị đồ cúng cho ngày 30 Tết luôn là một việc khiến các chị em phải đau đầu suy nghĩ. Vậy cần phải chuẩn bị những gì để có một lễ cúng đêm giao thừa một cách đầy đủ nhất. Những bước cần làm trước khi cúng 30 Tết là gì? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng chúng tôi đi ngay đến phần dưới đây nhé.
Cúng Tất niên là gì?
Việc chuẩn bị một mâm cỗ cũng tất niên, hay còn gọi là cúng 30 Tết luôn được các gia đình chuẩn bị rất cẩn thận từ sớm. Bởi đây được coi là nghi thức đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ. Và song song với đó là đón chào một năm mới với nhiều điều may mắn sẽ đến.
Cúng Tất niên được coi là phong tục tập quán của ông cha ta từ ngàn đời trước. Đó không chỉ mang ý nghĩa đón chào năm mới và tạm biệt năm cũ. Lễ cúng Tất niên còn thể hiện sự biết ơn đến cha ông, thần linh đã luôn bên cạnh và che chở cho con cháu. Và hơn hết, đó cũng là nét đẹp trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc ta.
Mọi thành viên trong gia đình sẽ sum vầy lại cùng nhau. Cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa, cùng nhau bầy biện mâm lễ cúng. Cúng Tất niên chính là thời khắc cả gia đình quây quần bên nhau để ôn lại những kỉ niệm một năm trôi qua. Cùng nhau tổng kết lại những việc đã làm trong năm cũ.
Những việc cần chuẩn bị để cúng 30 Tết
Dọn dẹp sửa sang bàn thờ
Việc quan trọng nhất trước khi cúng Tất niên đó chính là bạn cần dọn dẹp và sửa sang lại bàn thờ. Bàn thờ tổ tiên luôn là nơi linh thiêng nhất của gia đình. Vì vậy không bao giờ được để bàn thờ không sạch sẽ. Dọn dẹp và sửa sang bàn thờ cũng là cách thể hiện sự thành kính của con cháu đến tổ tiên, ông bà của chúng ta.
Hơn nữa ngày 30 Tết là một dịp trong đại trong năm. Là dịp chia tay năm cũ và đón một năm mới. Vì vậy, ai cũng mong muốn năm mới thật nhiều may mắn. Và việc sắp xếp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ bàn thờ là việc làm rất quan trọng để đón chào thời khắc giao thừa này.
Tùy vào bàn thờ của mỗi gia đình mà cách bài trí và sắp xếp khác nhau. Quan trọng nhất là lòng thành đối với tổ tiên. Hãy cố gắng dọn dẹp bàn thờ thật ngăn nắp và sạch sẽ là được. Nếu có điều kiện thì có thể mua sắm thêm đồ đạc để bày biện trên bàn thờ cho đẹp và trang trọng hơn.
Dọn dẹp phòng thờ
Sau khi dọn dẹp ban thờ xong, bạn cũng không nên bỏ qua phòng thờ. Hãy dọn dẹp, lau chùi lại toàn bộ phòng thờ nhé. Một nơi ling thiêng như vậy nên được giữ sạch sẽ suốt cả năm. Và đặc biệt trong dịp 30 Tết cũng. Không chỉ trên ban thờ cần dọn dẹp, mà ngay cả phía dưới và xung quanh căn phòng thờ cũng được dọn dẹp sạch sẽ và ngăn nắp. Hãy để nơi thờ cúng của cả gia đình luôn sạch sẽ và gọn gàng nhất có thể. Đó cũng là cách thể hiện sự tôn kính đến tổ tiên của chúng ta.
Mâm lễ ngoài trời ngày 30 Tết cần chuẩn bị những gì?
Đây luôn là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ khi phải chuẩn bị mâm lễ cúng đêm 30 Tết. Việc chuẩn bị từ trước và cẩn thận sẽ giúp việc cúng đêm 30 Tết của bạn diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Vì vậy, việc lên danh sách một cách chi tiết và mua sắm lễ vật cho mâm lễ là hết sức cần thiết.
Mỗi vùng miền sẽ có một cách thức và chuẩn bị lễ nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung, vẫn sẽ có một số vật phẩm mang ý nghĩa truyền thống mà gần như khó có thể bỏ qua. Đó là gà trống luộc, xôi, chè và mâm ngũ quả.
Ý nghĩa của những lễ vật
Gà trống mang ý nghĩa thể hiện một năm mới với sức khỏe dồi dào cho cả đại gia đình. Một năm mưa thuận gió hòa. Còn xôi nếp sẽ mang ý nghĩa của sự no ấm, hạnh phúc của mọi người trong gia đình. Ngoài ra, thì tùy từng vùng miền mà sẽ làm thêm một số món ăn mặn nữa để cúng 30 Tết. Ví dụ như nem rán, thịt quay, rau của quả luộc… Những lễ vật này sẽ tùy thuộc vào từng gia đình lựa chọn sao cho phù hợp.
Về mâm ngũ quả để cúng 30 Tết cũng sẽ có nhiều sự khác nhau giữa các vùng miền. Bởi mỗi vùng miền sẽ có những loại hoa quả khác nhau do điều kiện khí hậu khác nhau. Như ở miền Bắc thì thường mâm ngũ quả sẽ có chuối, bưởi, đào, lê, quýt… Trong khi đó, người miền Nam với đặc điểm khí hậu khác ngoài Bắc. Nên sẽ cúng 30 Tết với chủ yếu các loại hoa quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài… Ngoài ra, thì sẽ có một số vật dụng không thể thiếu trong lễ cùng 30 Tết. Như đèn nến, trầu cau, rượu bia, muối gạo rồi vàng mã.
Mâm lễ trong nhà ngày 30 Tết cần chuẩn bị những gì?
Cũng tương tự với những mâm lễ ngoài trời. Cũng sẽ có đồ cúng mặn hoặc đồ cúng chay. Tùy từng gia đình và địa phương để chuẩn bị đồ cúng phù hợp. Còn cách bày biện món ăn và vật phẩm để cúng thì sẽ tùy thuộc vào không gian của phòng thờ, ban thờ. Hãy sắp xếp sao cho hợp lý và gọn gàng nhất có thể.
Đồ cúng mặn cũng sẽ bao gồm những vật phẩm tương tự mâm lễ ngoài trời. Sẽ có gà, bánh chưng, xôi, và một số món mặn khác. Có thể là giò lụa, thịt lợn luộc hoặc quay, canh hầm…
Còn đối với mâm cúng chay thì mọi món ăn cũng sẽ được làm tương tự mâm lễ mặn. Tuy nhiên, tất cả các món sẽ được chuyển thành đồ chay.
Ngoài ra, có một số vùng miền còn rất chú ý đến số lượng bát đĩa trên mâm cúng lễ 30 Tết. Có những nơi sẽ quan niệm rằng số lẻ sẽ mang lại may mắn cho họ. Vì vậy, họ sẽ chọn số lượng bát đĩa cũng như số lượng món ăn để cúng lễ 30 Tết là số lẻ. Tuy nhiên, cũng có nơi sẽ quan niệm số chẵn mới mang lại may mắn cho họ. Do đó, tùy vào từng nơi mà mình sinh sống để chuẩn bị một mâm lễ đầy đủ và tươm tất nhất nhé.
Kết luận
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm và cách làm sao để chuẩn bị một mâm lễ cúng 30 Tết thật hoàn hảo và đẩy đủ nhất. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn. Trong việc chuẩn bị đón một cái Tết đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình và người thân.
Gia Kiệt chuyên nghiên cứu và phân tích đánh giá các yếu tố như hướng nhà, hình dạng nhà, màu sắc, ánh sáng, và vị trí của các vật trang trí. Dựa trên những phân tích này, Gia Kiệt sẽ đưa ra các khuyến nghị như điều chỉnh bố trí nội thất, sử dụng màu sắc phù hợp, thay đổi hướng đặt đồ đạc, hoặc sử dụng các vật trang trí đặc biệt để cân bằng và tối ưu theo yếu tố tâm linh. Ngoài ra, việc tìm hiểu ý nghĩa giấc mơ và điềm báo từ hiện tượng đời sống cũng là một trong những công việc hiện tại của Kiệt.