Ngày mùng 7 tháng giêng hàng năm luôn là một dịp quan trọng đầu năm mà chúng ta cần chú ý để làm lễ cúng bái cẩn thẩn. Bởi ngày mùng 7 tháng giêng chính là ngày lễ khai hạ (hay lễ hạ cây nêu). Đây được coi là dịp lễ báo hiệu Tết Nguyên Đán đã kết thúc. Mọi hoạt động từ sau nghi lễ này sẽ quay trở lại bình thường. Vậy chúng ta cần làm gì để chuẩn bị cho buổi lễ khai hạ mùng 7 tháng giêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Tìm hiểu về lễ khai hạ mùng 7 tháng giêng
Lễ khai hạ đầu năm là gì?
Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho nghi lễ khai hạ mùng 7 tháng giêng. Trước tiên, chúng ta cần hiểu ý nghĩa của lễ khai hạ đầu năm là gì? Lễ khai hạ đầu năm, hay còn được gọi là lễ hạ cây nêu là dịp lễ đánh dấu sự kết thúc của mọi hoạt động ngày Tết Nguyên Đán. Sau ngày lễ khai hạ, mọi người sẽ quay trở lại với nhịp sống hàng ngày. Điển hình rõ ràng nhất cho nghi lễ này đó chính là lễ hạ cây nêu ngày Tết.
Theo phong tục của cha ông ta thời xưa, thì cây nêu ngày Tết thường sẽ được dựng vào ngày 23 tháng Chạp. Hoặc muộn hơn có thể vào ngày 30 Tết hàng năm. Khi dựng cây nêu sẽ kèm theo những vật dụng trang trí nhỏ. Với ý nghĩa xua tan những thứ xấu xa trong năm cũ, và đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới. Ngoài ra, thi việc dựng cây nêu trong nhà cũng mang ý nghĩa trừ ma quỷ, không cho chúng tới phá gia đình bạn. Để cho gia đình bạn được đón một cái Tết thật trọn vẹn và bình an. Sau khi hết những ngày Tết, chúng ta cần đón thần linh về với gia đình, đồng nghĩa với việc sẽ phải làm lễ hạ cây nêu đi.
Thời gian phù hợp để làm lễ dựng nêu thông thường sẽ từ 23 đến 30 Tết. Còn lễ khai hạ sẽ được thực hiện vào ngày mùng 5 đến mùng 7 Tết. Không cần thiết phải vào đúng ngày mùng 7 tháng giêng như quan niệm xưa. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, công việc để thực hiện nghi lễ cho phù hợp.
Lễ vật cần chuẩn bị cho lễ khai hạ đầu năm
Khi làm lễ khai hạ mùng 7 tháng giêng đầu năm. Chúng ta cũng cần phải chuẩn bị một mâm cơm cúng đầy đủ. Vào dịp Tết mọi người đều đang đắm chìm trong sắc xuân. Vì vậy, sẽ có rất nhiều khả năng việc chuẩn bị lễ khai hạ ngày mùng 7 tháng giêng được chuẩn bị sơ sài. Mọi người cần lưu ý đấy cũng được coi là một buổi lễ quan trọng dịp đầu năm. Vì vậy, mọi người cần chuẩn bị lễ nghĩa một cách cẩn thận và nghiêm túc. Để có thể bắt đầu một năm làm việc mới hiệu quả và may mắn hơn nữa.
Những lễ vật cúng lễ khai hạ dịp mùng 7 tháng giêng sẽ gồm mâm cơm cúng chay hoặc mặn đều được. Tùy vào mỗi gia đình mà lựa chọn cho phù hợp. Ngoài ra, thì có một số lễ vật không thể thiếu như rượu, nhang, hoa quả, gạo, muối, giọt dầu, tiền vàng và sớ. Nếu ngày Tết gia đình bạn quá bận rộn để tiếp khách thì hãy chuẩn bị những lễ vật này từ trước Tết. Bởi không phải cửa hàng nào cũng mở cửa vào ngày mùng 7 tháng giêng để bạn có thể mua sắm.
Một lưu ý nhỏ nữa là lễ khai hạ mùng 7 tháng giêng được tổ chức ở ngoài trời. Vì vậy, trước khi tổ chức nghi lễ, gia chủ cần thắp hương gia tiên. Xin phép các cụ trước khi tiến hành làm lễ khai hạ ngoài trời. Khi tiến hành khấn lễ khai hạ, gia chủ có thể tham khảo một số bài văn khấn lễ khai hạ dưới đây.
Văn khấn lễ khai hạ mùng 7 tháng giêng
Nam mô A di đà phật, Nam mô A di đà phật, Nam mô A di đà phât.
Con xin phép kính lạy chư vị Tôn thần Hoàng thiên Hậu thổ.
Kính lạy Ngài….(mỗi năm sẽ có một quan hành khiển khác nhau) đương niên hành khiển năm …., ngài Bản cảnh Thành Hoàng và các ngài thần Thổ Địa, Táo Quân, Long mạch Tôn Thần.
Con xin kính lạy các vị cụ Tổ khảo, Tổ Tỷ và nội ngoại tiên linh. Hôm nay ngày mùng …. tháng giêng năm…. Chúng con là …. hiện đang cư ngụ tại số nhà ….., phố….., phường….. thành phố…….
Hôm nay, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, trà tửu lễ nghi. Chúng con xin cung bày trước án, kính cẩn thưa trình như sau. Tiệc xuân nay đã mãn tàn, Nguyên Đán cũng đã qua đi, hôm nay chúng con xin lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Chúng con kính xin các vị phù hộ độ trì dương cơ âm trạch. Xin mọi chỗ tốt lành, con cháu được bình an, gia đạo hưng long được thịnh vượng. Với lòng thành kính cẩn của chúng con, lễ bạc tiến dâng lên các ngài. Mong các ngài xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô chứng minh sư bồ tát, Nam mô chứng minh sư bồ tát, Nam mô chứng minh sư bồ tát.
Sau khi đọc xong văn khấn lễ khai hạ
Đọc xong vắn khấn lễ khai hạ, gia chủ cần đợi hương tàn hết tuần đầu. Sau đó đem vàng mã, sớ đi hóa. Hóa vàng mã và hóa sớ xong thì nhấc cây nêu lên. Khi nhấc cây nêu cần lưu ý, đó là phải mang ngay ra bên ngoài để. Tuyệt đối không được nhấc lên và vẫn để trong nhà. Khi mang cây nêu ra bên ngoài để thì cần chọn nơi khô ráo, sạch sẽ thoáng mát.
Sau khi hoàn thành hết thủ tục cần thiết, gia chủ có thể hạ lễ để mọi người cùng hưởng lộc. Lộc khi hạ xuống cần được ăn hết. Tuyệt đối không được bỏ phí hoặc vất đi. Như vậy sẽ đắc tối với các vị thần linh, rất dễ tạo nghiệp nặng.
Ngày nay, phong tục làm lễ khai hạ ngày mùng 7 tháng Giêng vẫn được nhiều nơi lưu giữ. Bởi lễ khai hạ đầu năm mang ý nghĩa cầu phúc, cầu bình an cho toàn thể thành viên trong gia đình. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật chu toàn cho buổi lễ khai hạ được diễn ra tốt đẹp. Mong rằng, với bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin cần thiết cho buổi lễ khai hạ mùng 7 tháng Giêng hàng năm.
Gia Kiệt chuyên nghiên cứu và phân tích đánh giá các yếu tố như hướng nhà, hình dạng nhà, màu sắc, ánh sáng, và vị trí của các vật trang trí. Dựa trên những phân tích này, Gia Kiệt sẽ đưa ra các khuyến nghị như điều chỉnh bố trí nội thất, sử dụng màu sắc phù hợp, thay đổi hướng đặt đồ đạc, hoặc sử dụng các vật trang trí đặc biệt để cân bằng và tối ưu theo yếu tố tâm linh. Ngoài ra, việc tìm hiểu ý nghĩa giấc mơ và điềm báo từ hiện tượng đời sống cũng là một trong những công việc hiện tại của Kiệt.