Mở cửa mã là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam ta. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn không biết, thậm chí là chưa từng nghe nói đến cụm từ này. Đặc biệt là các bạn trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn các thông tin về mở cửa mã, một ý nghĩa phong tục bạn nên biết.
Mở cửa mã là gì?
Mở cửa mã là cái tên nhiều người không biết tới nhưng phong tục khai mộ có lẽ thân thuộc hơn. Phong tục mở mã cửa đã có từ lâu và nguồn gốc xuất phát là được du nhập từ Trung Quốc. Trải qua một thời gian dài, phong tục mở cửa mã hay còn gọi là khai mộ đã trở thành tục lệ chính thức ở nước ta. Lễ này được tổ chức khi người đã mất được chôn cất sau ba ngày. Tục lệ này dựa trên tín niệm vong hồn người mất cần được mở cửa mã sau ba ngày chôn cất để siêu thăng nơi Tịnh đô.
Lễ cúng mở cửa mã theo quan niệm của đạo Phật
Theo quan niệm của đạo Phật, trong những ngày an táng người vừa mất, gia đình thường quá bận bịu nên không thể chăm lo cho mộ phần của họ. Mộ phần này thường sẽ do những người ngoài thực hiện từ việc đào, trôn, chăm sóc. Vì vậy, sau ba ngày chôn cất, con cháu mới trở ra mộ thăm viếng. Lúc này, con cháu cũng tiến hành đắp lại mộ phần và dọn cỏ khu mộ.
Theo đạo Phật, lễ này không gọi là lễ mở cửa mã mà là làm lễ an vị mộ. Gia đình thực hiện lễ này không cần mời thầy, lễ vật không cần cầu kỳ. Gia đình chỉ cần tự cúng một buổi đơn giản, thành tâm tỏ lòng tiếc thương người đã mất và cầu mong cho vong hồn họ có thể siêu thoát.
Lễ cúng mở cửa mã theo quan niệm của Nho giáo
Theo quan niệm của Nho giáo, việc mở cửa mộ cho vong hồn đi ra là không đúng. Sau ba ngày chôn cất, người nhà không làm lễ mở cửa mã mà là ra thăm mộ để tỏ lòng tiếc thương người đã mất. Lúc này, người thân mang theo một con gà kêu, hàm ý con mất cha mẹ như gà con bơ vơ khi mất mẹ. Mang theo một cây mía lau biểu tượng cho sự gầy gò, ốm yếu của mẹ cha lúc nuôi con khi còn sống. Ngoài ra, người nhà cần mang theo năm thẻ bùa để trấn yểm ma quỷ và vong hồn lang thang không được quấy nhiễu người vừa mất.
Bên cạnh đó, lễ vật cần chuẩn bị còn có cây thang năm tấc và ba ống trúc, là biểu tượng của Tam cang, Ngũ thường. Điều này thể hiện người chết đã làm tròn bổn phận của mình khi còn sống. Năm loại ngũ cốc cũng được chuẩn bị để người khi mất cũng có được những thứ cần thiết này quanh mình. Các lễ vật trên đều thể hiện sự tiếc thương và quan tâm của người sống cho người đã mất chứ không phải là lễ cúng mở cửa mã.
Nghi thức thực hiện lễ cúng mở cửa mã
Nghi thức làm lễ cúng mở cửa mã theo truyền thống cần phải làm lần lượt theo từng bước. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị lễ vật
Lễ vật để làm cúng mở cửa mã không thể thiếu những thứ sau:
Một cái thang làm bằng bẹ chuối, đối với nam là bảy bậc và nữ là chín bậc.
Một cây mía lau, để cả ngọn và một ít vàng mã các loại.
Hai bình cắm hoa với hoa tươi và hai đĩa trái cây. Một bình và một đĩa dùng để cúng đất đai và cái còn lại để cúng vong.
Ba ống trúc dài khoảng bốn tấc, một đầu được vót nhọn. Một ống dùng để đựng muối. Một ống dùng để đựng nước. Với ống đựng nước cần phải bịt lại bằng nilon ở trên đầu.
Bốn cây đèn cầy.
Một trăm gam cho năm thứ đậu, năm thẻ tre dài bốn tấc được vót nhọn một đầu. Thẻ tre này sẽ được dùng để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần.
Sáu chén chè và hai đĩa xôi.
Một bộ tam sênh gồm trứng, thịt và tôm.
Bảy cái chén, một bình trà, một bình rượu.
Mười tám con chim để phóng sinh thay cho phóng sinh sinh gà.
Mở cửa mã là gì? Ý nghĩa phong tục bạn nên biết
Bày lễ cúng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ cúng như bên trên, bạn cần bày biện sao cho phù hợp, đúng tục lệ. Cụ thể, các vật sẽ được bài trí, sắp đặt như sau. Đầu tiên, bạn cắm ba ống trúc có gạo, muối, nước dưới chân mộ. Sau đó, bạn đặt dựa cái thang vào ba ống trúc đằng sau, phía trên đặt bài vị. Bạn dọn hai mâm lễ cúng có chè, xôi, hoa, quả, chung cúng trà rượu, vàng mã trước mộ. Một mâm để cúng vong và một mâm đặt nơi sạch sẽ ở gần đó để cúng thần.
Tiếp theo, bạn hãy cắm năm thẻ tre đã được dán bài vị ngũ phương ngũ thổ tôn thần ở bốn góc và một cái ở giữa mộ phần. Cuối cùng, gia đình cùng thắp nhang trước mộ, mâm cúng thần và các bài vị tôn thần. Ngoài ra, bạn cũng cần thắp nhang các mộ xung quanh.
Thực hiện nghi thức cúng
Việc thực hiện nghi thức cúng thường sẽ được thầy do gia đình mời về làm lễ. Thầy cùng gia đình sẽ cùng thắp nhang khấn chứng minh lễ khai mộ. Cầu chư vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người chết về nghe kinh, làm phép sái tịnh. Đại diện gia đình sẽ cầm cây mía và lồng chim, các thành viên khác chia nhau ít đậu. Gia đình sẽ đi theo thầy cúng vừa niệm kinh Phật vừa rải đều đậu ra xung quanh. Sau khi đi đủ ba vòng mộ thì gia đình về vị trí ban đầu để phóng sinh chim, đốt tiền vàng, lạy tạ tôn thần. Cuối cùng, thầy cùng gia đình dẫn vong về nhà cúng an linh.
Trên đây là giới thiệu chi tiết về lễ cúng mở cửa mã, một phong tục đầy ý nghĩa đã có từ lâu đời ở nước ta mà bạn nên biết. Theo mỗi quan niệm khác nhau thì ý nghĩa của lễ cúng mở cửa mã cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù là theo quan niệm nào đi nữa, việc con cháu, người thân sau ba ngày quay lại mộ phần để kính viếng và chăm sóc lại mộ đều vô cùng cần thiết.
Gia Kiệt chuyên nghiên cứu và phân tích đánh giá các yếu tố như hướng nhà, hình dạng nhà, màu sắc, ánh sáng, và vị trí của các vật trang trí. Dựa trên những phân tích này, Gia Kiệt sẽ đưa ra các khuyến nghị như điều chỉnh bố trí nội thất, sử dụng màu sắc phù hợp, thay đổi hướng đặt đồ đạc, hoặc sử dụng các vật trang trí đặc biệt để cân bằng và tối ưu theo yếu tố tâm linh. Ngoài ra, việc tìm hiểu ý nghĩa giấc mơ và điềm báo từ hiện tượng đời sống cũng là một trong những công việc hiện tại của Kiệt.