Tắc kè là một loài bò sát khá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là tiếng kêu như một thương hiệu riêng của nó. Rất nhiều người giật mình và sợ khi nghe tắc kè kêu nhưng cũng có nhiều người cảm thấy thích thú với tiếng kêu đó, họ cho rằng tắc kè kêu là tốt. Vậy chính xác thì tắc kè kêu bao nhiêu tiếng là tốt, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 12 tiếng?
Tìm hiểu về con tắc kè
Tắc kè là loài vật nào?
Tắc kè là một loài bò sát có vảy. Lúc trước tắc kè xuất hiện rất nhiều ở các vùng thôn quê, kể cả thành phố. Tuy nhiên những năm gần đây tắc kè bị khan hiếm đi do điều kiện sống của chúng bị thu hẹp và do sự săn lùng của con người. Do mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế nên nhiều người cũng tổ chức nuôi tắc kè với quy mô lớn. Điều này thực sự cần thiết trong tình trạng chung là tắc kè ngoài thiên nhiên bị cạn kiệt.
Tắc kè là loài vật sống đơn độc, chúng chỉ tìm đến nhau khi đến mùa giao phối. Đối với tắc kè trưởng thành, chúng có trọng lượng trong khoảng 150 – 300gr và con đực có thể dài từ 30 – 40cm, con cái dài từ 20 – 30cm. Tắc kè có tuổi thọ trung bình khá cao, từ 7 đến 10 năm, cá biệt có những con được nuôi có tuổi thọ đến 18 năm.
Có hai loại tắc kè là tắc kè thường và tắc kè hoa. Màu sắc của tắc kè thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang, che giấu thân mình, tránh kẻ thù tấn công. Chúng có bụng trắng đục hoặc xám thêm nhiều chấm nhỏ màu vàng. Đầu tắc kè thường dẹt hình tam giác được phủ bởi vảy nhỏ li ti dạng hạt. mắt màu nâu hoặc vàng cam có độ tập trung rất tốt với mí mắt có màng trong suốt và con ngươi cử động dọc.
Nhìn chung, con đực có màu sắc sặc sỡ hơn con cái. Thức ăn chính của tắc kè là những loại côn trùng còn sống mà chúng bắt được ngoài tự nhiên như sâu, mối, nhện, châu chấu hay thằn lằn nhỏ,… Ngoài ra chúng cũng ăn thêm tôm nõn khô, cá biển (đối với tắc kè được nuôi).
Hiện nay, tắc kè được dùng để ngâm rượu trong một số loại rượu truyền thống. Bên cạnh đó tắc kè còn được sử dụng trong các bài thuốc quý chữa bệnh của y học. Ngoài ra, đây lại là một món ăn đặc sản bổ dưỡng được nhiều người tìm đến khám phá. Vì những lý do này, tắc kè trở nên có giá trị và được săn lùng khiến cho nguồn cung cấp từ tự nhiên trở nên khan hiếm, buộc con người phải tiến hành chăn nuôi tắc kè.
Một vài điều thú vị về tắc kè
Tắc kè là một loại động vật bò sát trong thiên nhiên nhưng cũng được một số bạn trẻ chọn làm thú cưng để chăm sóc, nuôi nấng.
Có một số con tắc kè có ngoại hình gần giống như rắn nhưng nó là một con tắc kè đích thực, điển hình như Pygopodidae. Các nhà nghiên cứu chỉ ra được có tất cả 7 họ trong bộ Gekkota infraorder có ngoại hình gần giống rắn. Ở Việt Nam cũng có, chúng ta vẫn hay gọi là rắn mối.
Tắc kè cũng là loài bò sát như rắn nên chúng cũng rất thích lột da, đặc biệt là tắc kè da báo – lột da 2-4 lần/tuần. Nhưng khác với rắn, tắc kè sau khi lột da thì chúng ăn ngay lớp da cũ vừa lột để tận dụng nguồn dinh dưỡng có trong lớp da đó.
Các nhà nghiên cứu theo dõi và cho kết quả rằng trong một số điều kiện, tắc kè cái có thể tự sinh sản mà không cần đến con đực. Tuy nhiên, để được như vậy chúng phải chấp nhận những thiệt thòi về mặt di truyền như giảm tuổi thọ, dễ mắc bệnh.
Chân tắc kè cũng có 5 ngón, chúng được theiest kế đặc biệt với lớp màng như những giác mút giúp tắc kè có thể bám di chuyển trên các bề mặt địa hình, kể cả đi bộ trên trần nhà. Ngoài ra, chúng còn tiết ra một loại chất lỏng đặc biệt giúp cho việc bài tiết và hấp thụ chất lỏng theo bề mặt mà chúng đang bám mọi nơi mọi lúc nên chúng có thể dễ dàng dính vào bề mặt đó.
Tắc kè kêu bao nhiêu tiếng là tốt?
Nếu bạn là một người không tin vào những dấu hiệu, những điều bất thường thì sẽ chẳng có gì đáng nói. Nhưng nếu bạn tin vào thế giới tâm linh, những điềm báo từ những sự vật, sự việc khác thường bỗng dưng xảy đến thì chỉ một tiếng tắc kè kêu thôi cũng là điềm báo tốt hoặc xấu.
Tắc kè kêu ở những khu vực nó sống thì là chuyện hết sức bình thường. Nếu nhà bạn có nuôi trang trại tắc kè hay trong nhà có một vài con tắc kè vẫn ẩn thân thì chuyện nghe tiếng tắc kè kêu không có gì đặc biệt đáng nói cả. Nhưng nhà bạn lâu nay không có nuôi tắc kè, nay bỗng nhiên có một anh bạn viếng thăm và cất tiếng kêu thì có thể đó là điềm báo.
Vậy đó là điềm báo tốt hay xấu, và tắc kè kêu mấy tiếng mới là tốt, mấy tiếng mưới là xấu?
Thật ra không có câu trả lời chính xác và cụ thể cho số lần kêu của tắc kè ứng với điềm báo tốt xấu. Cũng như việc có nhiều người cho rằng tắc kè vào nhà là mang theo điềm xui rủi, nhưng cũng có nhiều người lại khẳng định tắc kè đến nhà mang theo những may mắn, những niềm vui. Cũng có người lại cho rằng tắc kè kêu chỉ là báo hiệu cho đồng bọn, là giao tiếp với nhau, là tiếng kêu của con đực gọi con cái. Như vậy thì ai đúng ai sai, hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Người xưa cho rằng tắc kè vào nhà kêu lên 3 tiếng thì báo hiệu nhà đó gặp chuyện không may, có thể là tai nạn ốm đau thậm chí là mất mạng.
Theo phong thủy, tắc kè vào nhà là báo tin mừng, đặc biệt là tin tốt lành về mặt tình cảm. Nếu chưa có người yêu thì sẽ gặp được người yêu như ý, nếu đã có ý trung nhân thì sắp kết hôn. Hoặc nếu đã lập gia đình và chưa có con thì sắp có quý tử.
Nếu có tắc kè hoa vào nhà thì cuộc đời bạn sẽ nở hoa, bạn sắp có sự thay đổi lớn. Công việc suôn sẻ, tình cảm thăng hoa, gia đình êm thấm.
Nói chung tắc kè là một con vật không gây hại cho con người nên cũng sẽ không mang đến điều xấu nếu vào nhà bạn. Việc tin vào điềm may rủi hay không còn tùy thuộc vào tâm linh của từng người. Tóm lại thì tắc kè kêu bao nhiêu tiếng là tốt? Có lẽ mỗi người đã tìm được câu trả lời cho riêng mình!
Gia Kiệt chuyên nghiên cứu và phân tích đánh giá các yếu tố như hướng nhà, hình dạng nhà, màu sắc, ánh sáng, và vị trí của các vật trang trí. Dựa trên những phân tích này, Gia Kiệt sẽ đưa ra các khuyến nghị như điều chỉnh bố trí nội thất, sử dụng màu sắc phù hợp, thay đổi hướng đặt đồ đạc, hoặc sử dụng các vật trang trí đặc biệt để cân bằng và tối ưu theo yếu tố tâm linh. Ngoài ra, việc tìm hiểu ý nghĩa giấc mơ và điềm báo từ hiện tượng đời sống cũng là một trong những công việc hiện tại của Kiệt.