GIẢI MÃ BÍ ẨN VỀ THIÊN CAN VÀ ĐỊA CHI

Thiên can địa chi và ngũ hành là một vấn đề phong thủy luôn được quan tâm. Theo phong thủy thì mỗi người đều có thiên can, địa chi của riêng mình và nó góp phần khắc họa lên số mệnh con người. 

Thiên can là gì?

Thiên can hay Thập can là tên gọi của một thuật ngữ trong phong thủy, có thể dùng như một đơn vị thuật số gắn liền với 12 con giáp. Thiên Can được dùng để ghi lại ngày trong phong thủy. Bên cạnh đó, Thiên Can không chỉ được sử dụng để đếm giờ, ngày, tháng, năm mà còn sử dụng trong chiêm tinh học để bói toán. Có 10 thiên can: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý.

  • Các cặp Thiên can hợp nhau: Ất – Canh; Bính – Tân; Đinh – Nhâm; Mậu – Quý; Kỷ – Giáp.
  • Các cặp Thiên can xung khắc nhau: Canh – Giáp; Tân – Ất; Nhâm – Bính; Quý – Đinh; Giáp – Mậu; Ất – Kỷ; Bính – Canh; Đinh – Tân; Mậu – Nhâm; Kỷ – Quý

Thiên can trong ngũ hành âm dương

Ngoài ra, các thiên can còn được gắn với quy luật Âm Dương, Ngũ hành. Cứ một Âm lại đến một Dương, đồng thời cứ hai can liên tiếp thì ứng với một hành. Cụ thể:

  • Giáp, Ất cùng thuộc hành Mộc. Trong đó, Giáp là can dương, Ất là can âm.
  • Bính, Đinh cùng thuộc hành Hỏa. Trong đó, Bính là can dương, Đinh là can âm.

Ảnh Thiên Can trong Ngũ hành – Âm dương

  • Mậu, Kỷ cùng thuộc hành Thổ. Trong đó, Mậu là can dương, Kỷ là can âm.
  • Canh, Tân cùng thuộc hành Kim. Trong đó,Canh là can dương, Tân là can âm.
  • Nhâm, Quý cùng thuộc hành Thủy. Trong đó, Nhâm là can dương, Quý là can âm.

Địa chi là gì?

Địa chi là một thuật ngữ dùng để chỉ 12 chi tượng trưng cho 12 con giáp. Địa Chi được phát minh để đếm thời gian theo năm, tháng và giờ. 12 địa chi tương ứng với 12 con giáp là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong địa chi những con giáp có số lẻ được gọi là dương chi, còn số chẵn là âm chi.

  • Địa chi trong âm dương ngũ hành:
  • Dần, Mão cùng thuộc hành Mộc. Trong đó, Dần là chi dương, Mão là chi âm.
  • Tỵ, Ngọ cùng thuộc hành Hỏa. Trong đó, Ngọ là chi dương, Tị là chi âm.
  • Thân, Dậu cùng thuộc hành Kim. Trong đó, Thân là chi dương, Dậu là chi âm.
  • Hợi, Tý cùng thuộc hành Thủy. Tý là chi dương, Hợi là chi âm.

Ảnh Địa chi trong âm dương ngũ hành

  • Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đều thuộc Thổ. Trong đó, Thìn và Tuất đều là chi dương, Sửu và Mùi đều là chi âm.
  • Ý nghĩa địa chi

Địa chi (12 con giáp) vốn là chu kỳ tuần hoàn của mặt Trăng có liên quan mật thiết đến sự sinh diệt của vạn vật. Mỗi Địa chi mang một ý nghĩa như sau:

  • Tý (Chuột): Mầm mống của vạn vật, nuôi dưỡng bằng dương khí.
  • Sửu (Trâu): Sự kết lại, gìn giữ để các mầm sinh trưởng.
  • Dần (Hổ): Mọi vật duy trì đến đây để thay đổi, phát triển.
  • Mão (Mèo): Vạn vật vươn ra khỏi mặt đất để sinh trưởng.
  • Thìn (Rồng): Từ này chỉ sấm, vạn vật chờ đợi sấm để chuyển mình lớn lên.
  • Tỵ (Rắn): Vạn vật bắt đầu từ đây.
  • Ngọ (Ngựa): Chỉ vạn vật vươn lên tươi tốt, cành lá bắt đầu mọc ra.
  • Mùi (Dê): Chỉ ám muội, nghĩa là âm khí xuất hiện, vạn vật có dấu hiệu suy thoái, chững lại.
  • Thân (Khỉ): Chỉ thân thể, vạn vật đến đây đã trưởng thành.
  • Dậu (Gà): Nghĩa là già, chỉ vạn vật đến cực lão sẽ thành thục.
  • Tuất (Chó): Nghĩa là diệt, vạn vật đã trở nên chín muồi.
  • Hợi (Heo): Chỉ hạt, nghĩa là vạn vật thu tàng lại để nuôi dưỡng hạt mầm mới.

Ảnh Thiên Can và Địa chi kết hợp tạo nên lục thập hoa giáp

Mỗi Thiên can, Địa chi có ý nghĩa tượng trưng riêng trong cuộc sống của mỗi người. Dựa vào đó có thể suy luận ra bát tự và tứ trụ và những chuyện trọng đại khác như cất nhà, mua xe hay kết hôn. Do đó muốn biết tốt hay xấu thì chúng ta phải xem xét đến mối quan hệ hài hòa giữa Can Chi và các yếu tố khác. Bạn có thể xem trang trang phong thuỷ BDS.Net để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về phong thủy, bất động sản và nhiều lĩnh vực khác nữa. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Thiên can Địa chi và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống.

CÔNG TY CỔ PHẦN BDS NET

WEBSITE: https://bds.net/

Dự án: Sàn thương mại điện tử Bất động sản với giải pháp lõi bản đồ.